Tiểu tiện là một nhu cầu hết sức bình thường của con người. Thông thường cứ mỗi 4-6 tiếng đồng hồ, nước tiểu sẽ tích tụ đầy bàng quang và bạn sẽ có phản ứng tự nhiên buồn tiểu. Nhưng sự thật là nhà vệ sinh không phải lúc nào cũng sẵn sàng.
Đôi khi, bạn muốn nhịn tiểu trên một chuyến ô tô, trong rạp phim, khi đang làm dở việc hoặc thậm chí ngại vào nhà vệ sinh công cộng vì nó quá bẩn. Bạn cố một lúc, một lúc nữa và thêm một lúc nữa cho đến khi về nhà.
Cảm giác được xả ra tất cả nỗi buồn của mình sẽ khiến bạn sung sướng quên ngay đi những khó chịu mà mình vừa phải chịu đựng. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ: Cái cảm giác tưng tức, bồn chồn khi bạn nhịn tiểu có vô hại hay không?
Câu trả lời là "Không". Nhịn tiểu có thể giết chết bạn nếu bàng quang của bạn đầy đến mức vỡ bục. Mặc dù hiếm khi điều đó xảy ra, nhịn tiểu nhiều lần nếu thành thói quen cũng sẽ đem lại vô số tác hại. Hãy cùng xem một số chuyên gia nói gì về việc nhịn tiểu:
Jeffrey Loh-Doyle
Phó giáo sư Tiết niệu tại Trường Y Keck Đại học Southern, Hoa Kỳ.
Ai mà không ít nhất một vài lần nhịn tiểu, vì cả các lý do chính đáng lẫn không chính đáng. Bạn có một chuyến đi đường dài, bạn là tài xế xe tải, phi công, hay đơn giản là bạn ác cảm với nhà vệ sinh công cộng.
Nhịn tiểu dường như là một hành động vô hại, nhưng đừng biến nó thành thói quen. Bởi nếu bạn nhịn tiểu lặp đi lặp lại nhiều lần, cấu trúc bàng quang của bạn bắt đầu thay đổi và sau đó bạn có thể làm hỏng cả hệ thống tiết niệu của mình.
Bàng quang có hai vai trò: lưu trữ nước tiểu và tống nước tiểu ra ngoài khi nó quá đầy. Những người thường xuyên nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang phải từ từ giãn ra để chứa được nhiều nước hơn.
Thật không may, có một giới hạn giãn nở mà ở đó, cơ bàng quang mất khả năng tống nước tiểu hiệu quả. Vượt qua ngưỡng này, bàng quang bắt đầu tự nó giữ nước tiểu ứ đọng.
Tại sao điều này rất tệ hại? Hãy tưởng tượng, khi bạn đi tiểu nhưng không tiểu hết, luôn có một lượng nước tiểu ứ đọng lại sẽ đưa bạn vào nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, nhiễm trùng tuyến tiền liệt và thậm chí tiểu ra máu.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Quá trình kéo giãn bàng quang và mất trương lực cơ sẽ vẫn tiếp tục cho đến cuối cùng, bàng quang của một số bệnh nhân mất toàn bộ chức năng cơ bắp của nó, một tình trạng gọi là detrusor areflexia.
Tại thời điểm này, bàng quang không thể co bóp và sinh lực để tống nước tiểu ra ngoài. Bệnh nhân không còn tự chủ được trong việc tiểu tiện, họ hoặc là bị tiểu dầm, hoặc là không thể tiểu được. Lựa chọn cuối cùng vào lúc này là đặt ống thông.
Tôi thường thấy điều này xảy ra ở những bệnh nhân có ngành nghề đòi hỏi làm việc liên tục nhiều giờ mà không được vào phòng vệ sinh. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể nhịn tiểu vì những đặc điểm giải phẫu bất thường trong cơ thể họ.
Đàn ông lớn tuổi, những người bị phì đại tuyến tiền liệt thường thuộc nhóm này. Ở một số người, tuyến tiền liệt tắc nghẽn đến mức nó ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tiến triển thành suy thận.
May mắn thay, chúng ta có nhiều loại thuốc và có thể phẫu thuật để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, trước khi nó tiến triển thành các rối loạn chức năng nặng ở thận.
Có một nguy cơ tồi tệ khác nhưng hiếm: Nếu bạn gặp tai nạn giao thông khi bàng quang của bạn đang rất đầy, nó có thể vỡ và đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp.
Cuối cùng, việc nhịn tiểu cũng khiến nam giới dễ mắc phải một tình trạng gọi là viêm tuyến tiền liệt, một trong những căn bệnh phổ biến nhất và gây khó chịu nhất của cánh mày râu.
Có một giới hạn giãn nở mà ở đó, cơ bàng quang mất khả năng tống nước tiểu hiệu quả. Vượt qua ngưỡng này, bàng quang bắt đầu tự nó giữ nước tiểu ứ đọng.
J. Quentin Clemens
Giáo sư, phó trưởng khoa Nghiên cứu Tiết niệu, Bệnh viện Michigan, Hoa Kỳ.
Nhịn tiểu có thể gây ra các vấn đề sau, với mức độ nghiêm trọng giảm dần:
Nghiêm trọng nhất thì bàng quang của bạn có thể vỡ ra, khiến nước tiểu tràn vào bụng, bạn sẽ chết vì viêm phúc mạc. Nhịn tiểu khi đó sẽ khiến bạn phải xuống địa ngục và bị tra tấn mãi mãi bởi ngọn lửa vĩnh cửu.
Tôi cho rằng đó sẽ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bạn. Vỡ bàng quang là rất hiếm và thường xảy ra vì chấn thương, nhưng tôi đã thấy điều này xảy ra với một bệnh nhân giãn bàng quang mạn tính, chỉ vì anh ta va người vào kệ bếp.
Một số bệnh nhân thường xuyên nhịn tiểu và điều này có diễn biến xấu đi theo thời gian. Nước tiểu khi đó chảy ngược vào thận và gây tổn thương thận. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách dẫn lưu bàng quang, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Tôi đã chứng kiến một số bệnh nhân cần lọc máu suốt đời chỉ vì những biến chứng bí tiểu không được phát hiện sớm, mặc dù điều này cũng rất hiếm khi xảy ra.
Phổ biến hơn là tình trạng quá tải mạn tính trong bàng quang khiến nó yếu dần theo thời gian và ứ đọng ngày càng nhiều nước tiểu. Cuối cùng, bàng quang có thể bị kéo căng và suy yếu đến mức không thể tự làm rỗng, và điều này có thể yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng ống thông cả đời để tiểu tiện.
Mỗi ngày, bệnh nhân phải đút ống thông qua niệu đạo vào bàng quang nhiều lần để rút nước tiểu ra ngoài. Hoạt động này là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang (nhiễm trùng đường tiết niệu).
Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Điều này có vẻ đặc biệt phổ biến trong một số ngành nghề nhất định (chẳng hạn như giáo viên), những người ít có thời gian nghỉ ngơi linh hoạt để đi vệ sinh.
Nhịn tiểu cũng có thể gây đau hoặc bí tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu tiện mất tự chủ. Ở những bệnh nhân mắc chứng tiểu không tự chủ, chúng tôi thường phải đề nghị họ đi tiểu sau mỗi 2-3 tiếng để giúp khắc phục vấn đề.
Nước tiểu thiếu lưu động đôi khi có thể gây sỏi hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Michael L. Eisenberg
Phó Giáo sư Tiết niệu tại Đại học Y khoa Stanford, Hoa Kỳ.
Chắc chắn đã có báo cáo về những sự cố vỡ bàng quang khi ai đó nhịn tiểu quá lâu. Thông thường, tình hình sẽ được giải quyết kịp thời trước khi điều đó xảy ra, nhưng nếu rơi vào trường hợp hiếm, bạn vẫn có thể vỡ bàng quang nếu nhịn tiểu.
Ngoài ra, nếu bạn tích tụ áp lực trong bàng quang, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, một số trường hợp dẫn đến suy thận ở mức độ nào đó.
Trong nhiều hoàn cảnh, cả nam giới và phụ nữ nhiều khi không có khả năng vào nhà vệ sinh, hoặc họ đang ở trong một lịch trình làm việc không cho phép làm điều đó, những người này thường xuyên nhịn tiểu.
Suốt quá trình đó, họ cũng đang tự đào tạo bàng quang của mình quen dần với việc trữ nhiều nước tiểu hơn. Nước tiểu thiếu lưu động đôi khi có thể khiến những bệnh nhân này bị sỏi hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Hầu hết mọi người cần làm trống bàng quang của họ sau mỗi bốn đến sáu giờ. Nói chung, đó là khoảng thời gian mà mọi người nên sắp xếp một chuyến đi vào nhà vệ sinh, đừng cố quá rồi trở thành quá cố.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét